116 Lương Thế Vinh, P. Tân Thới Hoà, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Email: chuachaygiare@gmail.com
PHÒNG CHÁY PHÁT ĐẠT
Hotline liên hệ 0938 563 114

Bình Chữa Cháy Là Gì, Vì Sao Phải Sử Dụng Bình Chữa Cháy

Bình Chữa Cháy Là Gì, Vì Sao Phải Sử Dụng Bình Chữa Cháy

✔️Bình chữa cháy là gì ?

Bình chữa cháy là một thiết bị phòng cháy chữa cháy được sử dụng để dập tắt hoặc kiểm soát các đám cháy nhỏ, thường là trong tình huống khẩn cấp. Nó không thể sử dụng để dập tắt một đám cháy đã ngoài tầm kiểm soát, chẳng hạn đám cháy có lửa ngọn đã cao đến trần nhà, đám cháy có thể gây nguy hiểm cho người sử dụng (ví dụ như không có lối thoát hiểm, khói, nguy cơ phát nổ,..). Thông thường, một bình chữa cháy là một bình cầm tay hình trụ tròn có van áp suất, bên trong có chứa những chất có thể dập tắt được lửa.

Bình chữa cháy tiếng anh là fire extinguisher, tại Việt Nam bình chữa cháy có nhiều cách gọi khác nhau như bình pccc, bình cứu hỏa, bình chữa lửa, bình dập lửa, chai xịt chữa cháy hay bình dập cháy,…

Bình chữa cháy là thiết bị thao tác cứu hỏa tại chỗ bằng tay có hình trụ đứng vỏ thép sơn tĩnh điện màu đỏ được thiết kế với nhiều kích thước khác nhau phục vụ cho nhiều nhu cầu an toàn pccc. Bình chữa cháy rất cần thiết trong tất cả các công trình từ nhỏ đến lớn, từ hộ gia đình đến các nhà xưởng, công ty, chung cư, nhà máy,…

Tại Việt Nam, bình chữa cháy phổ biến được sử dụng gồm có hai loại chính là bình dạng khí CO2 và bình dạng bột.

✔️Cách nhận biết bình chữa cháy

Thông thường thì đa số các bình chữa cháy tại Việt Nam được nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó phổ biến nhất là hai dạng bình bột chữa cháy và bình dạng khí CO2. Để nhận biết được hai loại bình này có nhiều cách khác nhau mà phần này chủ yếu phân tích về các phương pháp sử dụng thao tác thủ công bằng mắt thường.

⭐Nhận biết bình chữa cháy bột: Phân biệt chính xác bằng mã bình thì bình bột dạng BC có mã hàng bắt đầu bởi MFZ-4/8/35, bình ABC có mã bình MFZL-4/8/35 với ký tự số là số ký bột bên trong bình tương ứng. Ngoại hình bên ngoài ta có thể thấy trên cổ bình có một cái đồng hồ để đo áp lực, do bên trong là bột khô và khí nén nên loại bình này hầu như đều có đồng hồ đo. Khi gõ một vật cứng vào bình bột sẽ không phát ra âm thanh do bên trong có chứa bột nên vỏ bình sẽ không vang tiếng. Ngoài ra bình bột có trọng lượng rất nhẹ, ví dụ như bình bột 4 kg thì tổng trọng lượng chỉ tầm 5,5 kg đến 6 kg. >> Thành phần chính trong bình chữa cháy dạng bột gồm khí đẩy và bột chữa cháy. Khí đẩy: là khí trơ không cháy, không dẫn điện ở điện áp dưới 50kV (kilovon), thường là N2,CO2,… Bột chữa cháy thường là NaHCO3. có màu trắng, mịn, chứa 80% NaHCO3. Bột NaHCO3 trong chất chữa cháy sẽ tác dụng với nhiệt trong đám cháy để sinh ra khí CO2 "làm ngạt" đám cháy. Khí CO2 sinh ra sẽ khiến cho vùng cháy xung quanh nó không đủ Oxy để cung cấp duy trì sự cháy, dẫn tới việc đám cháy tự tắt đi.

Nhận biết bình chữa cháy CO2: Bình khí CO2 có mã bình là MT-3/5/24 với ký tự chữ là mã bình và ký hiệu số đuôi là số kilogram khí nén bên trong, ngược lại với bình bột, bình co2 không có đồng hồ đo áp vì khí co2 hóa lỏng bên trong bình là hơi nước nên đồng hồ không đo được, cách kiểm tra bình khí thông dụng là cân trọng lượng. Vì ở dạng khí nên khi gõ vào bình co2 sẽ có tiếng vang của kim loại như leng keng hay boong boong. Bình CO2 có trọng lượng rất nặng so với chất chữa cháy ví dụ bình co2 3 kg thì tổng trọng lượng lên đến 10,5 kg đến 11 kg. >> Bên trong bình là khí CO2 nén ở dưới dạng lỏng. Khi phun ra loa phun có nhiệt độ -79 độ C, chính vì không được đùa nghịch với bình khí để tránh Bỏng lạnh. Phù hợp dập tắt các đám cháy chất rắn, chất lỏng và hiệu quả cao đối với đám cháy thiết bị điện, đám cháy trong phòng kín, buồng hầm. Cách sử dụng và thao tác đơn giản thuận tiện, hiệu quả.

✔️Tại sao bình chữa cháy có màu đỏ?

Màu sơn đỏ chống gỉ của bình phòng cháy chữa cháy là màu được quy định chung của các thiết bị PCCC. Đây là màu nổi bật dễ nhận biết từ mắt người tạo sự chú ý mô tả lên sự nguy hiểm hay khẩn cấp. Ngoài ra theo vật lý thì đây là màu ít bị khúc xạ ánh sáng nhất.

✔️Bình chữa cháy có thể được tái sử dụng?

Bình chữa cháy bột và khí CO2 hoàn toàn có thể được tái sử dụng, sạc nạp lại tuy nhiên theo nhà sản xuất số lần nạp sạc lại tối đa là 5 lần để bảo đảm bình không xảy ra sự cố trong quá trình sử dụng.

 

Bình chữa cháy giá rẻ tại Phát Đạt

 

✔️Bình chữa cháy có nên để ngoài trời không?

Không nên để bình chữa cháy ngoài trời, với thời tiết nhiệt đới tại Việt Nam việc để bình chữa cháy ngoài trời sẽ gây những hỏng hóc và hao mòn cho bình. Ngoài ra theo khuyến cáo từ nhà sản xuất không nên để bình chữa cháy tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, những nơi có nhiệt độ trên 55 độ C trong thời gian dài, những nơi dễ va đập. Tốt nhất bạn nên để bình chữa cháy trên giá treo hoặc trong hộp, tủ chữa cháy cũng những thiết bị PCCC khác.

Tham khảo thêm: Nạp sạc bình chữa cháy giá rẻ tại quận 1 TPHCM

 Nạp sạc bình chữa cháy giá rẻ tại quận 2 TPHCM

✔️Bình chữa cháy nào cho dầu mỡ, dầu ăn, nhà hàng?

Dầu mỡ, dầu ăn, các chất béo được xếp vào Class F đám cháy thường diễn ra trong nhà bếp. Những đám cháy này được khuyên nên sử dụng bình chữa cháy hóa chất ướt. Hóa chất trong bình sẽ phản ứn hóa học với dầu mỡ tạo thành bọt xà phòng khiến đám cháy nhanh chóng được dập tắt.

✔️Bình chữa cháy nào cho văn phòng?

Đối với văn phòng có nhiều máy móc, giấy tờ bạn cũng nên sử dụng bình chữa cháy CO2. Kèm theo đó nên để thêm 1 số bình chữa cháy bột khô để ở hành lang để giúp hiệu quả chữa cháy tốt hơn.

✔️Bình chữa cháy nào cho thực phẩm?

Để chữa những đám cháy từ thực phẩm bạn có thể sử dụng bình chữa cháy bột hoặc bình chữa cháy khí CO2. Bình khí CO2 có thể dập tắt đám cháy trên thực phẩm mà không gây hỏng hóc thực phẩm vì khí CO2 được nén phun ra dưới dạng tuyết và nhanh chóng tan trong không khí.

✔️Bình chữa cháy nào cho xe ô tô, xe tải?

Đối với xe ô tô thích hợp nhất là những bình chữa cháy mini có trọng lượng và kích thước nhỏ dễ dàng để gọn trên xe. Tuy nhiên để đề phòng hỏa hoạn và an toàn hơn cho chủ xe cũng nên chuẩn bị những bình tiêu chuẩn chất lượng kích thước phù hợp với xe hơn, chú ý xe càng lớn thì số lượng bình cũng như kích thước bình càng phải lớn hơn.

✔️Cấu tạo của bình chữa cháy bao gồm

Vỏ bình được làm bằng thép đúc chịu áp lực cao, có hình trụ đứng và thường được sơn màu đỏ để có thể nhìn thấy dễ dàng
Bên trong bình là chất chữa cháy và ống dẫn. Chất chữa cháy có thể là khí CO2 hoặc bột. Khí CO2 được nén dưới áp suất cao trong bình nên trở thành chất lỏng. Bột chữa cháy là bột NaHCO3 với nồng độ khoảng 80%, không gây độc hại với con người, động vật và môi trường
Ống dẫn được làm bằng nhựa dùng để dẫn chất chữa cháy ra ngoài
Cụm van được làm bằng hợp kim đồng gắn liền với nắp đậy ở miệng bình
Phía trên là cò bóp đồng thời là tay xách
Tại cò bóp có một chốt hãm để giữ an toàn
Vòi phun được làm từ nhựa, cao su hoặc kim loại được nối với khớp nối cụm van
Bạn có thể xem chi tiết cấu tạo từng phần của từng chủng loại bình theo ảnh minh họa dưới đây!

Cấu tạo của bình bột chữa cháy

 

Cấu tạo bình bột chữa cháy loại nhỏ cầm tay

 

• Vỏ bình: thân hình trụ bằng thép sơn màu đỏ đúc nguyên khối
Cổ bình: ren ngoài kết nối cụm van xả có thể tháo rời để bảo trì
Cụm mỏ vịt: hay còn gọi là cụm van xả để thao tác sử dụng bình
Chốt an toàn: Để bảo vệ tránh trẻ con nghịch hoặc va chạm gây tự phun
Dây loa phun: Điều hướng dập lửa với một đoạn dây dẫn và loa phun
Đồng hồ áp: Dùng nhận biết áp suất bên trong bình và cũng để biết bình còn hoạt động được không
Ti bình: bằng đồng nằm bên trong cụm mỏ vịt có chức năng khóa bột
Ống dẫn: bên trong bình kết nối với ti đồng để dẫn bột từ bên trong ra từ tận đáy
Bột khô: là thành phần bột hóa chất kháng lửa, thành phần chính dập cháy trực tiếp

* Bên ngoài

- Thân bình được làm từ thép chịu được áp lực cao, bình hình trụ đứng, kích thước (Ø x H): 13,6 x 43 được sơn màu đỏ lên vỏ bình. Trên thân bình có in nhãn, trên đó ghi thông tin đặc điểm, hình ảnh sử dụng, cách bảo quản,…của bình. Trên miệng bình có cụm van, van khóa, đồng hồ đo áp lực khí đẩy, vòi phun, ống dẫn, cò bóp.

+ Cụm van được gắn liền với nắp đậy ở miệng bình, có thể tháo cụm van và nạp lại bình chữa cháy MFZ4 bình thường.
+ Đồng hồ đo áp lực khí đẩy bên trong bình, hiển thị trạng thái mức khí đẩy còn lại trong bình, nếu kim chỉ ở vạch xanh thì bình còn sử dụng bình thường, kim chỉ ở vạch đỏ thì cần phải đi nạp lại bình, kim chỉ ở vạch vàng thì cần phải xả bớt khí bên trong bình ra ngoài bởi lúc này là áp suất bên trong bình hiện đang cao hơn áp suất định mức của bình.
+ Van khóa là dạng van bóp, cò bóp cũng đồng thời là tay xách, van khóa được chốt an toàn.
+ Vòi phun được làm từ nhựa, ống dẫn mềm, chiều dài khoảng 40 – 50cm.

* Bên trong

- Trong bình chữa cháy có bột chữa cháy, khí đẩy, ống dẫn nối thẳng tới cụm van trên miệng bình.

+ Bột chữa cháy trong bình chữa cháy MFZ4 là dạng bột trắng, mịn, ký hiệu BC, chữa được đám cháy loại B,C(đám cháy chất lỏng, chất rắn). Trong thành phần có đến 80% là NaHCO3
+ Khí đẩy được nạp chung với bột chữa cháy bên trong bình, hỗn hợp này được đưa ra ngoài nhờ một ống dẫn được nối thẳng với cụm van trên miệng bình.
+ Khí đẩy trong bình là loại khí trơ, không cháy, không dẫn điện ở điện áp dưới 50kV, thường sử dụng N2, CO2

 

Cấu tạo bình CO2 chữa cháy

 

Cấu tạo bình chữa cháy CO2

 

• Vỏ bình, thân bình
Dây loa phun
Chốt hãm an toàn
Cụm van xả

- Thân bình chữa cháy làm bằng thép đúc, hình trụ đứng và thường thì thân bình được sơn màu đỏ. Cụm van làm bằng hợp kim đồng có cấu tạo kiểu van vặn 1 chiều (như bình cứu hoả Nga, Ba Lan,…), hay kiểu van lò xo nén 1 chiều thường đóng, có cò bóp phía trên, cò bóp cũng đồng thời là tay xách (bình Trung quốc, Nhật Bản,…). Tại đây có chốt hãm kẹp chì bảo đảm chất lượng bình.

- Trong bình và dưới van là ống nhựa cứng dẫn khí CO2 được nén lỏng ra ngoài. Ở trên cụm van có một van an toàn, van làm việc khi áp suất trong bình tăng quá mức quy định van sẽ xả khí ra ngoài để đảm bảo an toàn. Loa phun làm bằng kim loại hay cao su, nhựa cúng và được gắn với khớp nối bộ van qua một ống thép cứng hoặc ống xifong mềm.

- Thông thường, bình cứu hoả đều được sơn màu đỏ( trừ bình của Ba Lan sơn màu trắng và bình loại CDE của Trung quốc sơn màu đen). Trên thân bình đều có nhãn ghi đặc điểm của bình, cách sử dụng,…. Khí CO2 được nến chặt trong bình với áp suất cao sẽ chuyển sang thể lỏng nên khi chữa cháy chỉ vặn van hay rút chốt rồi bóp cò là khí CO2 sẽ phn ra dập tắt đám cháy.

✔️Cách bảo quản, kiểm tra bình chữa cháy

*Cách bảo quản bình chữa cháy bột:

– Đặt bình chữa cháy bột ở nơi khô ráo, thoáng mát, cần tránh ánh sáng trực tiếp và có bức xạ nhiệt mạnh, nhiệt độ cao nhất bình ở mức an toàn là 50 độ C.

– Nếu để bình ở phía bên ngoài cần phải có mái che hoặc là đựng trong hộp đựng bình chữa cháy chuyên dụng.

– Khi di chuyển bình cần cẩn thận và nhẹ nhàng, tuyệt đối tránh để bình tiếp xúc với những nơi có nhiệt độ cao, thiết bị rung động dễ gây cháy nổ và không an toàn.

*Cách bảo dưỡng và kiểm tra bình chữa cháy bột:

– Trong quá trình sử dụng bình cần phải kiểm tra bình theo quy định của nhà sản xuất theo định kỳ ít nhất là 3 tháng 1 lần.

– Khi bình có kim chỉ báo dưới vạch xanh thì cần phải nạp thêm khí và bột vào bình theo chuẩn.

– Bình chữa cháy bột sau khi đã mở van, nhất thiết phải nạp đầy lại, trước khi nạp tháo các linh kiện bịt kín, loai bỏ, làm sạch các phần đã bị nhiễm bột.

– Nếu còn áp suất, trước khi tháo phải giảm áp suất bằng cách bóp van từ từ cho khí thoát dần ra, kim áp kế chỉ về trị số O. Khi mở nghe tiếng “xì xì”, phải lập tức ngừng và kiểm tra lại.

– Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm tra thủy lực, sau khi đạt cường độ yêu cầu mới được phép sử dụng, tối thiểu là 30 MPa.

– Kiểm tra khí đẩy thông qua áp kế hoặc cân rồi so sánh với khối lượng ban đầu.

– Kiểm tra khối lượng bột bằng cách cân so sánh.

– Kiểm tra vòi, loa phun.

* Cách sử dụng bình chữa cháy bột:

– Đối với loại xách tay: Khi có cháy xảy ra, xách bình tới gần địa điểm cháy. Lắc xóc bình từ 3-4 lần để bột tơi, giật chốt hãm kẹp chì, chọn đầu hướng gió hướng loa phun vào gốc lửa. Giữ bình ở khoảng cách 1,5m tuỳ loại bình, bóp van bình để bột chữa cháy phun ra, khi khí yếu thì tiến lại gần và đưa loa phun qua lại để dập tắt hoàn toàn đám cháy.

Bài viết liên quan:

→ Bảng báo giá chính xác đầy đủ bình chữa cháy đang có tại Phát Đạt

Địa chỉ bán bình chữa cháy tại quận 1

Địa chỉ bán bình chữa cháy tại quận 2

* Cách bảo quản bình chữa cháy CO2:

– Để nơi dễ thấy, dễ lấy, nếu để ngoài nhà phải có mái che; tránh những nơi có ánh nắng, nhiệt bức xạ mạnh và nhiệt độ cao

– Bình khí đã qua sử dụng hoặc hỏng hóc cần để riêng, tránh nhầm lẫn khi chữa cháy.

– Khi bảo quản nhất thiết không để bình gần các thiết bị, máy móc sinh nhiệt. Khi di chuyển bình cần tránh va đập mạnh.

– Phải thường xuyên kiểm tra bình, vặn lại các đai ốc, kiểm tra tránh đ­ường vòi tắc,kẹt van.

– Kiểm tra bằng quan sát và cân và so sánh với khối lượng ban đầu.

– Tr­ước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải đư­ợc kiểm tra áp suất thuỷ tĩnh.

– Có thể kiểm tra bằng cách nhúng nư­ớc kiểm tra độ kín của bình.

* Cách sử dụng bình chữa cháy CO2:

– Khi có cháy xảy ra, di chuyển bình tới gần điểm cháy, giật chốt hãm.

– Chọn đầu hướng ngọn lửa, hướng loa phun vào càng gần gôc lửa càng tốt.

– Bóp (hay vặn) van để khí tự phun ra dập lửa.

* Chú ý

– Đọc hư­ớng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.

– Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun

– Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục xuống chất lỏng.

– Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.

– Không nên sử dụng bình để dập các đám cháy ngoài trời. Nếu dùng, khi phun phải chọn đầu hướng gió.

– Đề phòng bỏng lạnh. Chỉ đ­ược cầm vào phần nhựa, cao su trên vòi và loa phun.

– Trước khi phun ở phòng kin, phải báo cho mọi người ra hết khỏi phòng, phải dự trù lối thoát ra sau khi phun.

Tìm hiểu thêm: Bảng báo giá trọn bộ danh mục thiết bị PCCC theo thông tư 150 mới nhất

✔️Mua bình chữa cháy ở đâu giá tốt, uy tín, chất lượng?

Chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp thiết bị pcc và xưởng dịch vụ gia công bảng pccc uy tín với mong muốn phục vụ sự hài lòng cho mọi khách hàng trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy. Gọi ngay hoặc đến địa chỉ trực tiếp xem mẫu đặt hàng bình chữa cháy HCM nhé!

                             Liên hệ: 0938.563.114 (zalo/call)
                             Địa chỉ: 116 Lương Thế Vinh, P. Tân Thới Hòa, Q. Tân Phú, TP.HCM

Với các thông tin về bình chữa cháy là gì, tại sao nên sử dụng bình chữa cháy được giới thiệu trên đây, nếu bạn cần thêm bất kỳ thông tin khác hãy gọi ngay cho chúng tôi để được tư vấn cụ thể hơn. Chúng tôi là một nhà nhập khẩu và phân phối được ủy quyền của các hảng sản xuất có uy tín SJ, RA, SRI… chuyên bình chữa cháy cầm tay. Sản phẩm của chúng tôi được bảo hành 12 tháng và bao gồm đầy đủ các chứng từ CO-CQ.

Xem thêm: 

→ → → Các loại bình chữa cháy đang giảm giá tại PCCC Phát Đạt

→ → → Thiết bị báo cháy đang giảm 50% ngay hôm nay.

 

Thông tin liên hệ mua hàng 
CÔNG TY TNHH XNK TM DV PCCC PHÁT ĐẠT
Địa chỉ116 Lương Thế Vinh, P. Tân Thới Hòa, Q. Tân Phú, TP.HCM
Điện thoại0938.563.114 (zalo/call)- 0901.853.114
Email chuachaygiare@gmail.com
Websitewww.chuachaygiare.com

Lượt xem: 364
Tin liên quan