Túi Sơ Cứu Nào Dùng Trong Văn Phòng, Nhà Hàng, Khách Sạn Là Tốt?
Đang ngồi làm việc, đang phục vụ nhưng bạn hoặc khách đột nhiên lăn đùng ra xỉu hay thở dốc do lên cơn đau tim bất tử… lúc đó bạn làm gì? Hoảng loạng bật khóc vì sợ hay bình tĩnh sơ cấp cứu trong lúc nhờ đồng nghiệp gọi cứu thương? Hiểu và nắm chính xác, thao tác thành thạo quy trình sơ cấp cứu trong văn phòng, khách sạn, nhà hàng giúp bạn xử lý tình hình nhanh chóng và hiệu quả.
Túi y tế cứu thương là sản phẩm chất lượng có thể chứa đựng đầy đủ các dụng cụ sơ cấp cứu tại nhà với giá thành hợp lý trên thị trường hiện nay.
✔️Thông tin sản phẩm túi sơ cứu dùng trong văn phòng, nhà hàng, khách sạn
Xuất xứ: Việt Nam
Màu sắc: Đỏ
Kích thước: size nhỏ (25×15×19), size trung (30x20x22), lớn (34x22x24)
Vật dụng rất cần thiết này được thiết kế nhỏ gọn, màu sắc dễ phân biệt với các loại túi khác, đồng thời là sản phẩm không thể thiếu trong mọi chuyến du lịch, đi xa hoặc nhằm phòng trừ các trường hợp bất trắc nhất.
Chất liệu túi có tính năng ưu việt như dẻo dai bền sợi, chịu được mài mòn, ít tác động của nhiệt độ, không nhăn, ít bám bụi và dễ vệ sinh bảo quản, hạn chế thấm nước.
✔️Túi sơ cứu, cứu thương và tầm quan trọng của nó
Túi sơ cứu là vật dụng mà bạn cần có trong gia đình hay khi đi ra ngoài để tránh không bị bất ngờ trong các trường hợp: té ngã, trầy xước da, ong đốt…đó là những trường hợp thường gặp trong cuộc sống.
✔️Nhân viên nào thực hiện sơ cấp cứu trong văn phòng, khách sạn, nhà hàng?
Các văn phòng, khách sạn, nhà hàng quy mô lớn sẽ tuyển nhân viên y tế riêng phụ trách mảng chăm sóc sức khỏe cho nhân viên và khách lưu trú tại chỗ. Nhân viên này có nhiệm vụ thăm khám và cấp phát thuốc có hoặc không kê đơn cho các trường hợp bệnh nhẹ như cảm, sốt, đau bụng, đau răng, tiêu chảy, nhức đầu… Trường hợp, ban, khách hay nhân viên có biểu hiện bệnh nguy hiểm như ngất xỉu, đau tim, đuối nước, giật điện, gãy tay/ chân, rắn cắn… cần tiến hành sơ cấp cứu ngay tại chỗ trong thời gian đợi xe cứu thương đến đưa đi bệnh viện. Tuy nhiên, nếu thời gian gấp rút hoặc khách sạn không có nhân viên y tế, công việc này có thể được thực hiện bởi bất kỳ ai, có kỹ năng và kiến thức chuẩn. Đó có thể là nhân viên phục vụ, lễ tân, buồng phòng, bellman, bếp… hoặc khách lưu trú có mặt ngay tại nơi vị khách không may gặp sự cố. Sơ cứu kịp thời và đúng cách có thể giúp người bệnh “thoát chết” trong gang tấc.
Túi sơ cứu dùng trong văn phòng, nhà hàng, khách sạn
✔️Những tình huống cần sơ cấp cứu bằng túi sơ cứu khẩn cấp trong khách sạn, nhà hàng, văn phòng
Mọi tình huống hay sự cố có thể xảy đến trong quá trình sinh hoạt của bạn và nhân viên hoặc khách. Đặc thù môi trường khách sạn, những tình huống sau đây được cho là phổ biến, rất hay gặp phải cần sơ cấp cứu khẩn cấp:
- Khách đuối nước khi đi bơi ngoài biển hay trong hồ
- Khách hay nhân viên bị điện giật
- Khách hay nhân viên bị bỏng
- Khách hay nhân viên bị co giật, tai biến, đau tim…
- Khách hay nhân viên bị dị ứng
- Khách hay nhân viên bị ngộc độc
- Khách hay nhân viên bị gãy tay/ chân, chảy máu tay/ chân do té ngã hay va chạm
- Khách hay nhân viên bị hóc dị vật
- Khách hay nhân viên bị rắn cắn
Ngay khi phát hiện người bị nạn, nhân viên cần ngay lập tức đánh giá nhanh tình hình, đánh giá nhanh tổn thương của nạn nhân để sơ cấp cứu tương ứng phù hợp, cùng với đó là gọi giúp đỡ từ người khác cũng như gọi xe cấp cứu. Trong mọi tình huống, người sơ cứu cần hết sức bình tĩnh, xử lý nhanh và chính xác để đạt hiệu quả cao nhất.
→ Vì thế trong văn phòng, nhà hàng, khách sạn nên chuẩn bị sẵn những chiếc túi sơ cứu để có thể ứng phó kịp thời trước khi đưa đến bệnh viện.
Bài viết liên quan:
>>> Túi y tế - túi cứu thương loại C giá rẻ chất lượng
>>> Hộp sơ cứu nhựa First aid kit
✔️Quy định số lượng túi đối với khu vực làm việc
TT |
Quy mô khu vực làm việc |
Số lượng và loại túi |
1 |
≤ 25 người lao động |
Có ít nhất 01 túi sơ cứu loại A |
2 |
Từ 26 - 50 người lao động |
Có ít nhất 01 túi sơ cứu loại B |
3 |
Từ 51 - 150 người lao động |
Có ít nhất 01 túi sơ cứu loại C |
*Ghi chú: 1 túi B tương đương với 2 túi A và 1 túi C tương đương với 2 túi B.
✔️Quy định nội dung trang bị cho 1 túi cứu thương loại B,C theo TT 150
STT | Yêu cầu trang bị tối thiểu | Túi A | Túi B | Túi C |
1 | Băng dính (cuộn) | 02 | 02 | 04 |
2 | Băng kích thước 5 x 200 cm (cuộn) | 02 | 04 | 06 |
3 | Băng kích thước 10 x 200 cm (cuộn) | 02 | 04 | 06 |
4 | Băng kích thước 15 x 200 cm (cuộn) | 01 | 02 | 04 |
5 | Băng tam giác (cái) | 04 | 04 | 06 |
6 | Băng chun | 04 | 04 | 06 |
7 | Gạc thấm nước (10 miếng/gói) | 01 | 02 | 04 |
8 | Bông hút nước (gói) | 05 | 07 | 10 |
9 | Garo cao su cỡ 6 x 100 cm (cái) | 02 | 02 | 04 |
10 | Garo cao su cỡ 4 x 100 cm (cái) | 02 | 02 | 04 |
11 | Kéo cắt băng | 01 | 01 | 01 |
12 | Panh không mấu thẳng kích thước 16 – 18 cm | 02 | 02 | 02 |
13 | Panh không mấu cong kích thước 16- 18 cm | 02 | 02 | 02 |
14 | Găng tay khám bệnh (đôi) | 05 | 10 | 20 |
15 | Mặt nạ phòng độc thích hợp | 01 | 01 | 02 |
16 | Nước muối sinh lý NaCl 9 ‰ (lọ 500ml) | 01 | 03 | 06 |
17 | Dung dịch sát trùng (lọ): | |||
– Cồn 70° | 01 | 01 | 02 | |
– Dung dịch Betadine | 01 | 01 | 02 | |
18 | Kim băng an toàn (các cỡ) | 10 | 20 | 30 |
19 | Tấm lót nilon không thấm nước | 02 | 04 | 06 |
20 | Phác đồ sơ cứu | 01 | 01 | 01 |
21 | Kính bảo vệ mắt | 02 | 04 | 06 |
22 | Phiếu ghi danh mục trang thiết bị có trong túi | 01 | 01 | 01 |
23 | Nẹp cổ (cái) | 01 | 01 | 02 |
24 | Nẹp cánh tay (bộ) | 01 | 01 | 01 |
25 | Nẹp cẳng tay (bộ) | 01 | 01 | 01 |
26 | Nẹp đùi (bộ) | 01 | 01 | 02 |
27 | Nẹp cẳng chân (bộ) | 01 | 01 | 02 |
(*) Ghi chú: Từ mục 24 – 27: cất giữ bảo quản cùng vị trí với nơi để túi sơ cứu
✔️Lưu ý gì khi sử dụng túi sơ cứu B,C trong khách sạn, nhà hàng, văn phòng
- Nhất định phải biết túi dụng cụ sơ cấp cứu đặt/ để tại đâu, ở vị trí nào là gần nhất với nơi gặp nạn để lấy nhanh và sử dụng kịp thời.
- Thường xuyên kiểm tra dụng cụ, vật tư bên trong; loại bỏ những đồ cũ, hỏng hay hết hạn sử dụng - bổ sung hoặc thay mới đồ tương ứng, còn thiếu đủ sử dụng cho những lần sơ cấp cứu sau.
- Nhận biết chính xác từng loại dụng cụ, vật tư; công năng và cách sử dụng để thao tác đúng, tránh phạm sai lầm khiến tình trạng người bệnh xấu hơn.
Rõ ràng, việc trang bị cho nhân viên kỹ năng sơ cấp cứu trong các tình huống khẩn cấp là cần thiết, vừa bảo vệ mình, đồng nghiệp lẫn khách hàng, hạn chế rủi ro gặp biến chứng hay hậu quả nghiêm trọng nguy hại đến tính mạng và sức khỏe về sau.
✔️Vị trí đặt túi sơ cứu loại B,C ban đầu:
Đặt tại nơi làm việc của người lao động.
Đặt nơi dễ thấy nhất, dễ lấy, có ký hiệu riêng (thường là chữ thập). Thông báo cho người lao động biết vị trí và quy định cách sử dụng.
→ Xem thêm túi cứu thương loại B dùng cho văn phòng, khách sạn, nhà hàng: https://chuachaygiare.com/tui-y-te--tui-cuu-thuong-loai-b
Thông tin liên hệ mua hàng :
CÔNG TY TNHH XNK TM DV PCCC PHÁT ĐẠT
Địa chỉ: 116 Lương Thế Vinh, P. Tân Thới Hòa, Q. Tân Phú, TP.HCM
Điện thoại: 0938.563.114 (zalo/call)- 0901.853.114
Email : chuachaygiare@gmail.com
Website: www.chuachaygiare.com