116 Lương Thế Vinh, P. Tân Thới Hoà, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
Email: chuachaygiare@gmail.com
PHÒNG CHÁY PHÁT ĐẠT
Hotline liên hệ 0938 563 114

Bình Chữa Cháy CO2 Xịt Vào Người Có Nguy HIểm Không ?

Bình Chữa Cháy CO2 Xịt Vào Người Có Nguy HIểm Không ?

Bình chữa cháy CO2 xịt vào người có nguy hiểm không? Đây chắc chắn là câu hỏi của rất nhiều người đang thắc mắc. Không ai có thể đảm bảo 100% rằng sẽ không gặp bất kì tai nạn nào trong khi sử dụng bình chữa cháy để dập tắt đám cháy. Đó có thể là bình chữa cháy đột nhiên phát nổ, hoặc bị vật liệu chữa cháy xịt vào người, và một số tình huống tai nạn khác.

Vậy nên, điều quan trọng là hãy đảm bảo cẩn thận khi sử dụng bình chữa cháy và có đủ kiến thức để xử lí trường hợp nếu bị bình chữa cháy CO2 xịt vào người. Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn. Bình chữa cháy CO2 là loại bình khí, sử dụng chất chữa cháy là dạng khí CO2 đã qua tinh lọc và một số hợp chất chữa cháy, giúp cho công tác phòng cháy chữa cháy hiệu quả hơn.

✔️Nguyên lí hoạt động:

Bình chữa cháy CO2 xử dụng khí CO2 là vật liệu chữa cháy khi ở trong bình với áp suất cực kì lớn. Khi phun ra ngoài, khí CO2 được chuyển thành dạng lỏng và có nhiệt độ xuống tới – 79 độ C. Khi phun khí CO2 ra làm cho oxy xung quanh đám cháy bị loãng ngay lập tức không thể tiếp tục đám cháy. Từ đó mà dập tắt đám cháy.

Cũng chính vì vậy, nếu bị khí CO2 từ bình chữa cháy phun vào người sẽ đặc biệt nguy hiểm. Nếu nạn nhân hít thở mạnh trong lúc hoạt động và hít không khí trong môi trường này sẽ có thể dẫn đến nghẹt thở. Các bộ phận cơ thể tiếp xúc trực tiếp với vật liệu chữa cháy của bình chữa cháy CO2 sẽ bị bỏng lạnh và hoại tử. Và hầu như tất cả các trường hợp bị bỏng do bị bình chữa cháy CO2 xịt vào người, phần hoạt tử gần như là 100% không thể phục hồi. Do bị bỏng lạnh ở cấp độ mạnh, có tác động rất sâu vào nhiều lớp da và bị ảnh hưởng rất lớn.

Để tránh trường hợp bình chữa cháy để lâu có thể giảm áp suất hoặc van bình chữa cháy bị hỏng. Bạn nên nắm được cách kiểm tra bình chữa cháy CO2 định kỳ 3-6 tháng. Tránh trường hợp đến khi sử dụng mới thấy bình không còn hoạt động được nữa hoặc bị rò khí ra ngoài.

✔️Các cấp độ bỏng khi bị bình chữa cháy CO2 xịt vào người

Bỏng lạnh thường được chia ra làm 3 cấp độ. Khi bị bình chữa cháy CO2 xịt vào người sẽ gẩy ra bỏng lạnh ở cấp độ 3 – cấp độ nặng nhất.

Cấp độ 1: đây là cấp độ nhẹ nhất, vùng da bị bỏng sẽ cảm thấy ngứa và đau, màu da chuyển sang đỏ hoặc bằng, hoặc đôi khi mất cảm giác. Ở cấp độ này không gây nguy hiểm gì đối với cơ thể. Bởi mức độ tổn thương chỉ dừng ở bề mặt da.

Cấp độ 2: Mức độ tổn thương chỉ ở lớp ngoài cùng của da, phần da bị đông cứng, có thể hồi phục sau một tháng. Da xuất hiện các bọng nước nhỏ trở thành màu thâm tím và cứng.

Cấp độ 3: là cấp độ bỏng khi bị bình chữa cháy CO2 xịt phải. Mức độ bỏng có thể tổn thương tới da, và các lớp mô và bì dưới da. Rất nhiều trường hợp, nếu bị bỏng lạnh do bình chữa cháy, các bộ phận bị tổn thương sẽ bước vào giai đoạn phá hủy và tự hoại tử dần.

Tham khảo thiết bị PCCC chuẩn thông tư 150 theo link nàyhttps://chuachaygiare.com/bao-gia-danh-muc-thiet-bi-pccc-theo-thong-tu-150-bca

✔️Cách xử lí khi bị bình chữa cháy CO2 xịt vào người

Khi nạn nhân bị bỏng lạnh, cần thực hiện nhanh các bước sau đây để sơ cứu tạm thời cho nạn nhân:

Cần nhanh chóng đưa nạn nhân tới nơi ấm áp để tránh giảm thân nhiệt. Để kích thích cơ chế tự điều chỉnh nhiệt độ trong cơ thể.

Thay quần áo ướt lạnh trên người nạn nhân.

Để bệnh nhân nằm bất động hoặc băng kín, tránh vận động trong khi bị bỏng. Bởi nước đá có tính lan truyền, nếu vận động mạnh có thể dẫn đến sự tổn thương có thể lan tỏa rộng hơn ra các mô cơ.

Ngâm vùng da bị tổn thương với nước ấm ở nhiệt độ 40 – 42 độ C. Tuyệt đối, không để bệnh nhân tiếp xúc với lửa hay lò sưởi. Hàng động này sẽ dẫn đến sự tổn thương nặng nề hơn. Bởi lúc đó, da của bạn đang rất yếu ớt và dễ bị tác động. Trong thời gian đó, hãy đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Cách phòng tránh bỏng lạnh tốt nhất đó là người dùng phải hiểu rõ hết các quy tắc và nguyên lí hoạt động của bình chữa cháy. Để bình chữa cháy xa tầm tay trẻ em, người dùng bình chữa cháy phải mang gang tay, đồ bảo hộ, và thành thạo kĩ năng để tránh nguy hiểm cho bản thân mình và những người xung quanh.

Bài viết liên quan: Túi y tế, túi sơ cứu giảm 50% ngay hôm nay.

✔️Hướng dẫn cách sử dụng bình chữa cháy CO2

Khi có đám cháy xảy ra, bạn nên bình tĩnh là điều số 1. Sau đó xảy xét phỏng đoán nhanh và xử lý. Nếu chữa cháy bằng bình CO2 thì  xách bình CO2 tiếp cận đám cháy, một tay cầm loa phun hướng vào gốc lửa tối thiểu là. 0,5m còn tay kia mở van bình hoặc bóp cò (Tùy theo từng loại bình). Khí CO2 ở nhiệt độ –790C dưới dạng tuyết lạnh khi qua loa phun ra có tác dụng hạ thấp nhiệt độ của đám cháy (Chữa cháy bằng phương. pháp làm lạnh ) sau đó khí CO2 bao phủ lên toàn bộ bề mặt của đám cháy làm giảm nồng độ của ôxy khuyếch tán vào vùng cháy, khi hàm lượng ôxy nhỏ. hơn 140/0 thì đám cháy sẽ tắt (Chữa cháy bằng phương pháp làm loãng nồng độ).

 

Cách sử dụng bình chữa cháy CO2

 

✔️Khi vận hành bình chữa cháy dập lửa thì bạn nên:

Đọc hướng dẫn, nắm kỹ tính năng tác dụng của từng loại bình để bố trí dập các đám cháy cho phù hợp.
Khi phun phải đứng ở đầu hướng gió (cháy ngoài); đứng gần cửa ra vào (cháy trong).
Khi phun tuỳ thuộc vào từng đám cháy và lượng khí đẩy còn lại trong bình mà chọn vị trí, khoảng cách đứng phun cho phù hợp.
Khi dập các đám cháy chất lỏng phải phun bao phủ lên bề mặt cháy, tránh phun xục trực tiếp xuống chất lỏng đề phòng chúng bắn ra ngoài, cháy to hơn.
Khi phun giữ bình ở tư thế thẳng đứng.
Khi phun phải tắt hẳn mới ngừng phun.
Bình chữa cháy đã qua sử dụng cần để riêng tránh nhầm lẫn.
Không nên sử dụng bình để dập các đám cháy ngoài trời. Nếu dùng, khi phun phải chọn đầu hướng gió.
Đề phòng bỏng lạnh. Chỉ được cầm vào phần nhựa, cao su trên vòi và loa phun.
Trước khi phun ở phòng kín, phải báo cho mọi người ra hết khỏi phòng, phải dự trù lối thoát ra sau khi phun.

✔️Những điều cần chú ý khi sử dụng bình chữa cháy CO2

Không sử dụng bình khí CO2 để chữa các đám cháy có kim loại kiềm, kiềm thổ, phân đạm, than cốc . Vì khi phun khí CO2 vào đám cháy sẽ tạo ra phản ứng hoá học, trong phản ứng đó sẽ tạo ra khí CO là loại khí vừa độc hại vừa có nguy hiểm cháy nổ làm cho đám cháy phát triển phức tạp thêm.
Không nên dùng bình khí CO2 chữa các đám cháy ở nơi trống trải, có gió mạnh vì hiệu quả thấp.
Khi phun thi tay phải cầm vào phần gỗ hoặc phần nhựa của loa phun, tránh cầm vào phần kim loại và nhất là không để khí CO2 phun vào người sẽ gây bỏng lạnh.
Khi phun chữa cháy các thiết bị có điện cao thế phải có tranh bị cách điện như ủng, găng tay cao su; chữa cháy trong phòng kín phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người.
Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế nếu thấy hỏng hóc các bộ phận của bình: Loa phun, vòi phun, van khoá. Sửa chữa, thay thế những bình bị rò khí.
Đặt bình ở nơi râm mát, dễ thấy, dễ lấy, thuận tiện khi sử dụng. Không để bình ở nơi có nhiệt độ cao quá 550C dễ gây hiện tượng tăng áp suất dẫn đến nổ bình nếu van an toàn không hoạt động.
Phương pháp kiểm tra lượng CO2 trong bình: Phổ biến là phương pháp cân, nếu thấy lượng CO2 giảm so với lượng CO2 ban đầu là bình bị rò khí. 

✔️Kiểm tra và bảo dưỡng bình chữa cháy CO2

• Bình chữa cháy phải Co2 phải được kiểm tra theo định kỳ tối đa 30 ngày một lần. Phải có nơi  quy định đặt để bình chữa cháy đặt đúng vị trí quy định, dễ nhìn, dễ sử dụng, còn niêm phong, còn đủ chất theo quy định khi có sự cố cháy xảy ra ai cũng biết và dùng được. Vỏ bình không bị hư hỏng, rò rỉ, ăn mòn, kiểm tra dây loa phun, cò bóp.

• Nên tháo và kiểm tra lại tình trạng bên trong, nạp lại khí đầy để tránh sự thiếu áp lực trong bình nhằm đảm bảo chất lượng bình chữa cháy luôn trong tình trạng tốt nhất để dập tắt các đám cháy hiệu quả theo thời hạn định kỳ sau:

– 12 tháng 1 lần đối với bình mới.
– 06 tháng 1 lần đối với bình đã qua nạp lại

• Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, vỏ bình phải được kiểm tra thủy lực, sau khi đạt cường độ yêu cầu mới được phép sử dụng, tối thiểu là 30 MPa.

Trên đây chúng tôi đã giới thiệu với bạn phương pháp xử lý khi xịt bình chữa cháy CO2 vào người. Khi đó bạn không nên quá lo lắng hãy nhanh chóng thực hiện các bước chúng tôi đã giới thiệu ở trên. Ngoài ra bạn cũng cần chú ý tuyệt đối không xịt bình chữa cháy vào người để trêu đùa. Thêm vào đó khi bình đã xịt một lần thì sẽ phải nạp lại bởi khi đó bình sẽ bị xì ra hết. 

✔️Việc nạp sạc bình chữa cháy được thực hiện:

– Theo yêu cầu của cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng;

– Theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về PCCC;

– Để đảm bảo an toàn, phục vụ công tác PCCC tại công trình.

– Bảo dưỡng định kỳ.

Tìm hiểu thêmDịch vụ nạp sạc bình chữa cháy giá rẻ uy tín tại Phát Đạt.

→ Nạp sạc bình chữa cháy giá rẻ tại quận 1 TPHCM

→ Nạp sạc bình chữa cháy giá rẻ tại quận 2 TPHCM

Địa chỉ bán bình chữa cháy giá rẻ tại quận 5

→ Địa chỉ bán bình chữa cháy giá rẻ tại quận 6

 

Thông tin liên hệ mua hàng 
CÔNG TY TNHH XNK TM DV PCCC PHÁT ĐẠT
Địa chỉ116 Lương Thế Vinh, P. Tân Thới Hòa, Q. Tân Phú, TP.HCM
Điện thoại0938.563.114 (zalo/call)- 0901.853.114
Email chuachaygiare@gmail.com
Websitewww.chuachaygiare.com

Lượt xem: 314
Tin liên quan